1. Hạt nảy mầm là gì?
Mầm hay còn được gọi là mọc mộng, là một hình thức phổ biến được sử dụng nhằm cải thiện khả năng tiêu hoá và giá trị dinh dưỡng của hạt, ngũ cốc hoặc các loại đậu.
Nhìn chung, quá trình nảy mầm của các loại hạt giúp làm tăng nồng độ của một số chất dinh dưỡng, đồng thời làm giảm hàm lượng chất phản dinh dưỡng và cung cấp nhiều lợi ích sức khoẻ khác.
2. Lợi ích sức khỏe của các loại hạt nảy mầm
2.1 Cải thiện hàm lượng chất dinh dưỡng và khả năng tiêu hoá
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự nảy mầm có thể làm tăng đáng kể hàm lượng chất dinh dưỡng có trong ngũ cốc và các loại đậu. Trên thực tế, hình thức nảy mầm của các loại hạt cũng góp phần làm tăng cường cấu hình axit amin của thực phẩm, tăng nồng độ protein và cải thiện chất lượng của các loại vitamin và khoáng chất sẵn có.
Trong một cuộc thử nghiệm gần đây đã cho thấy hạt đậu đũa nảy mầm có thể làm tăng gấp 4-38 lần lượng vitamin C, và 9-12% protein. Hơn nữa, tỷ lệ tiêu hoá protein trong đậu đũa cũng được cải thiện lên tới 20%.
2.2 Cải thiện sự hấp thụ vitamin và khoáng chất
Chất phản dinh dưỡng là những hợp chất có thể làm giảm sự hấp thụ một số chất dinh dưỡng trong cơ thể. Một số chất phản dinh dưỡng, chẳng hạn như axit phytic, chất ức chế hoặc chất ức chế protease tập chung chủ yếu trong các loại ngũ cốc và cây họ đậu.
Nảy mầm là một cách đơn giản để làm giảm hàm lượng chất phản dinh dưỡng trong thực phẩm, thậm chí giúp tăng cường hấp thụ vitamin và khoáng chất một cách hiệu quả.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự nảy mầm có thể làm giảm tới 81% hàm lượng axit phytic trong thực phẩm. Bên cạnh đó, hình thức này cũng làm giảm 85% mức lectin và 76% các chất ức chế protease. Điều này giúp làm tăng được sự hấp thụ protein và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, bao gồm kẽm, sắt, canxi, mangan và magie.
2.3 Giúp giảm cân hiệu quả
Nếu bạn đang mong muốn giảm bớt được số cân nặng của mình và giữ một vóc dáng thon gọn, bạn có thể lựa chọn một số loại ngũ cốc hoặc đậu đã nảy mầm vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Hầu hết các loại hạt đã nảy mầm đều rất giàu chất xơ và có tốc độ tiêu hoá chậm trong cơ thể. Điều này đặc biệt hữu ích đối với những người đang thực hiện chế độ giảm cân, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, kiềm chế được cơn thèm ăn và tăng tỷ lệ giảm cân thành công. Chưa hết, chúng cũng chứa hàm lượng protein cao, góp phần làm giảm cảm giác thèm ăn và hàm lượng calo tổng thể.
Trong một cuộc nghiên cứu với hơn 1000 người tham gia đã cho kết quả đáng kinh ngạc, cụ thể những người thường xuyên ăn các loại đậu đã nảy mầm có trọng lượng cơ thể thấp hơn và kích thước vòng eo cũng nhỏ hơn so với những người không bao giờ tiêu thụ những thực phẩm này. Ngoài ra, việc ăn đậu nảy mầm cũng giúp giảm 23% nguy cơ tăng kích thước vòng eo và 22% nguy cơ mắc bệnh béo phì.
2.4 Hỗ trợ kiểm soát tốt lượng đường huyết
Chất xơ có trong các loại đậu nảy mầm hoặc ngũ cốc nguyên hạt giúp làm chậm lại quá trình hấp thụ đường vào máu, đồng thời ngăn ngừa sự tăng đột biến mức đường huyết, từ đó kiểm soát tốt được lượng đường trong máu của cơ thể.
Trong một cuộc thử nghiệm nhỏ đối với 11 người bị suy giảm khả năng kiểm soát lượng đường huyết đã cho thấy khi họ tiêu thụ gạo lứt nảy mầm trong vòng 6 tuần đã làm giảm được lượng đường trong máu nhiều hơn so với dùng gạo trắng.
Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng những người ăn đậu nảy mầm thường xuyên thường có mức đường huyết lúc đói thấp hơn so với những người không tiêu thụ loại thực phẩm này.